Hoa phong lan hồ điệp và những đặc điểm

Hoa phong lan hồ điệp và nguồn gốc xa xưa

hoa phong lan hồ điệp (6)hoa phong lan hồ điệp (7)

Hoa phong lan hồ điệp được khám phá năm 750, được ông Rumphius đặt tên là Angraecum album. Năm 1753, Linne đã đổi lại thành Epidenndrum amabilis. 1825, Blume -nhà thực vật Hà Lan cũng định danh lại một lần nữa Phalaenopsis amabilis Bl. Tên đó được dùng đến ngày nay.

hoa phong lan hồ điệphoa phong lan hồ điệp (2)

Hoa lan Hồ Điệp có màu sắc khá phong phú, không kém cạnh những giống lan khác từ màu trắng, hồng, đỏ, hay vàng, tím đến loại lan Hồ Điệp sọc nằm ngang  sọc thẳng đứng hoặc đốm to, đốm nhỏ.

hoa phong lan hồ điệp (3)

Hoa phong lan hồ điệp – đặc điểm của rễ và thân

Rễ lan Hồ Điệp không có nội nhũ, chúng không được cung cấp dinh dưỡng khi nảy mầm, với điều kiện nảy mần tự nhiên, rễ cây cần dựa vào nấm cộng sinh hút chất dinh dưỡng. Khi cây sinh trưởng, các loài nấm sống cộng sinh tại rễ hoa lan để hỗ trợ lẫn nhau, cho nên rễ của cây lan được gọi là một loại rễ nấm. Việc tưới và bón phân cho lan Hồ Điệp nên cẩn thận là vì trên rễ cây có chưa nấm cộng sinh.

hoa phong lan hồ điệp (4)hoa phong lan hồ điệp (5)

Lan Hồ Điệp là loại hoa thuộc loại đơn thân,thân của chúng rất ngắn và không hề có giả hành, không có thời kỳ để ngủ nghỉ rõ rệt. Loại lan đơn thân này sinh trưởng rất chậm, thân chính của nó khi ở trong môi trường thuận lợi lại mọc ra những chiếc lá mới, mọc theo hướng cao với phương thẳng đứng. Còn cành hoa thì mọc ra ở rìa thân hoặc có thể nảy ra từ nách lá, những chiếc lá mọc xếp thành 2 hàng, xen kẽ đứng cạnh nhau. Cùng với sự sinh trưởng của cây, những chiếc lá già ở dưới gốc dân bị già héo và rụng, đến khi chồi nách mọc ra.

 

Share this post