lan kiếm trần mộng

Bí mật địa Lan Kiếm Trần Mộng

Địa lan Kiếm Trần Mộng loại 100 cành không nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các đại gia trong giới nhà hàng, khách sạn, bất động sản lớn ở Hà Nội đã đặt mua trước cả năm để chơi Tết. Chỉ chờ đến khi hoa ra nụ là gia chủ cho xe lên đánh về.

Chậu địa lan Kiếm Trần Mộng

Chậu địa lan Kiếm Trần Mộng

Người Á Đông có truyền thống văn hoá hàng ngàn năm, nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa Lan Kiếm (Terrestrial Cymdibium).

Hiện nay, ngành nuôi trồng mang tính công nghiệp các loài lan lai, có cần hoa cao, bông hoa to, mầu sắc rực rỡ, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore v.v…

Nhưng nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa lan Kiếm vẫn giữ vị trí độc tôn ở Trung Quốc. Các văn nhân, mặc khách phương Bắc đã coi Địa lan Kiếm như có “Tiên lực” thu hút tâm hồn con người. Rất dân dã, nhưng cũng rất cao sang… “Ai đã xem hoa lan nở, trên trái đất này sẽ không có cái gì đẹp nữa”…

Nhiều sách vở viết về lan ở Trung Quốc, chủ yếu giới thiệu về các loài Địa lan Kiếm. Có sách không có một dòng chữ nói về các loại lan khác, kể cả các Phong Lan Kiếm (Epyphytic cymdibium).

Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình v.v… cũng đã gìn giữ được nhiều loài Địa lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc, Tứ Thời, …
Cách thưởng ngoạn Địa lan Kiếm của các Sĩ phu Bắc Hà xưa và nay cũng khá giống nhau: Thư Thái! Ung dung! Để thấm dần dần: Hương dịu! Dáng thanh! Sắc nhã!

Nhà thơ trẻ Trần Anh thuận đã thốt lên:

   “Yêu mình một, quý lan mười
Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ”.

Người ta sẽ cười những ai kê sát mũi vào bông lan và hít thật sâu! Thật mạnh! Thưởng thức hương lan thế vậy sao!

Share this post